Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Chống thấm trần , chống thấm mái bằng

Chống thấm mái bằng được chia ra làm 2 loại theo mục đích sử dụng. Mái có thể đi lại ( chịu được ma sát, va đập như sân thượng ) và Mái không đi lại ( không chịu ma sát, va đập như nóc tum ) . Việc phân loại trên cũng dựa vào yếu tố giá. Giá thành chống thấm loại thứ nhất bao giờ cũng đắt hơn nhiều so với loại thứ hai. Nhiều đơn vị thi công thường nhập nhèm hai hình thức mái này để giảm giá thành, đánh tráo vật liệu. Đánh vào tâm lý “giá rẻ” của khách hàng.
  Thực tế nhiều năm thi công chống thấm. Chúng tôi nhận thấy chống thấm mái thường không hiệu quả khi dùng vật liệu ( Không chịu được ma sát, va đập ) Lý do là vì mái nhà sau khi đưa vào sử dụng một vài năm bao giờ cũng xuất hiện nhiều vết nứt, gãy (Do kết cấu không ổn định). Chính tại các vết nứt này nước mới thẩm thấu xuống dưới gây nên thấm dột.


Nứt sàn, trần, mái bằng
  Mái bằng có ưu điểm có ưu điểm tạo được sàn có thể để các cấu kiện, vật dụng khác trên mái (bể nước…), dễ di chuyển, thao tác trên mái khi có sự cố. Nên khi thi công chống thấm loại mái này. Chủ đầu tư cần chú ý vài yêu cầu cần có sau đây để có thể giám sát được công việc chống thấm “Nóc nhà” mình.
Yêu cầu chống thấm mái bằng:
1.     Về vật liệu chống thấm:
·         Bóng mịn, Kháng rêu và nấm mốc.
·         Là màng tự bảo vệ (self-protected) có khả năng chống tia cực tím (tia UV)
·         Có khả năng kháng axit, kháng kiềm, trơ với các phản ứng hóa học
·         Có khả năng chịu va đập, ma sát (khi chống thấm mái có thể đi lại)
·         Dùy trì hoạt tính chống thấm ở dải nhiệt dộ cao -10 – 90 C
·         Đặc biệt : vật liệu không gây độc, tuổi thọ lâu bền. Về thi công chống thấm:
·         Tùy từng loại vật liệu áp dụng mà có thể thi công chống thấm trên bề mặt gồ ghề hoặc phẳng. Tuy nhiên nhất thiết bề mặt thi công phải sạch không bám dính tạp chất: dầu, vữa non, bụi bẩn…vv
·         Trám bít các khe, kẽ nứt bằng keo phủ, keo trám khe ( Cần xác định rõ các vết nứt. Chỉ có thợ lành nghề mới làm tốt khâu này

Vật liệu chống thấm dạng màng được gia cố
1.     Thi công theo đúng hướng dẫn và chỉ định của loại vật liệu:
·         Đối với chống thấm dạng màng :
·         cần làm khô bề mặt chống thấm,
·         Dùng đèn khò, khò đều để lớp màng tan chảy và bám dính thật tốt.
·         Biên độ chồng mí giữa mỗi lần tiếp giáp là 50 cm
·         Đối với chống thấm dạng lỏng: Tất cả bề mặt sau khi vệ sinh sạch sẽ phải được phun ướt nước tạo độ ẩm sau đó dùng các dụng cụ như chổi to bản hay bàn chải dầy để quét tạo thành một lớp màng có khả năng co giãn và chống thấm hiệu quả.
·         Đối với chống thấm dạng tinh thể nội, chống thấm dạng thẩm thấu: cần dùng máy phun áp lực để phân bố lớp màng chống thấm cho thật đều.

Chống thấm kém, vết nứt xuất hiện ở nhiều nơi
Về bảo hành: Vì mái là bộ phận quan trọng. Khi chống thấm lại sẽ mất rất nhiều phí tổn. Nên thời gian bảo hành cần có từ 10 – 15 năm. Chủ đầu tư cần chú ý đến loại vật liệu đem áp dụng vì chất lượng của vật liệu đã quyết định tới 60 % tuổi thọ chống thấm của công trình.


 Nguồn : chongtham.vn


0 nhận xét:

Đăng nhận xét